TOÀN VĂN DIỄN VĂN CHÀO MỪNG 20/11


DIỄN VĂN CHÀO MỪNG

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  20- 11

Hôm nay trong không khí tưng bừng phấn khởi của cả nước chào đón ngày hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam, niềm vui đó như được nhân lên gấp bội khi đất nước, con người Việt Nam đã có được một vị thế nhất định trên trường quốc tế,
niềm vui ấy càng được nhân lên khi ngành giáo dục cả nước với cuộc vận động “Hai không” đã có những kết quả đáng kể và để lại trong công chúng và xã hôi những chuyển biến sâu sắc về cách nghĩ, cách làm mới của ngành giáo  . Hoà trong niềm vui chung đó, trường THPT Phương Sơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, T/M BGH  nhà trường cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu, các vị khách quý, các em học sinh và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo lời chúc sức khỏe dồi dào, thành đạt và hạnh phúc.

Các đại biểu về dự và chụp ảnh lưu niệm với nhà trường

Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây là truyền thống đạo lý của người VN bao đời nay .Dân tộc VN ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo,  tôn trọng đạo lý làm người mà tôn vinh thầy giáo – nhất tự vi sư, bán tự vi sư tư tưởng ấy như sợi chỉ đỏ xuyên xuốt tâm hồn bao thế hệ trẻ , được kế thừa và phát huy qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử , sự đổi thay của đất nước song nó vẫn được rèn rũa, quện chặt và thấm nhuần trong mỗi tâm tưởng, ăn sâu vào tâm trí  mỗi con người VN. Bởi lẽ, từ lúc lọt lòng mẹ trên chiếc nôi tre đến khi nhắm mắt xuôi tay về cõi vĩnh hằng thì âm hưởng của câu hát mẹ ru vẫn cháy bỏng đầy tha thiết như âm điệu của một bài ca muôn thuở :

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Chắc hẳn trong mỗi chúng ta giờ này đều đang có những hồi ức về mái trường , nơi gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ thơ mộng – nơi chắp cánh những ước mơ hoài bão và cũng chính là nơi chăm bẵm ấp ủ cho ta trưởng thành nên người hòa nhập vào cuộc sống dòng đời . Cổ nhân đã dạy : ((Nhân bất học bất trí lý)) nghĩa là người không có học thì không biết gì đến lẽ phải, ” hoặc bất học diện tường di nông di nô ” nghĩa là người không có học  thì nhìn vào việc gì cũng như trông vào bức vách suốt đời chỉ làm nô lệ .

Nói đến nghề thầy giáo đã có biết bao bài ca, bao nhiêu áng văn chương, bao nhiêu lời hay ý đẹp ban tặng bởi lẽ hình tượng người thầy được ví như người cha, người mẹ mà có người cha người mẹ nào lại không mong muốn con mình khôn lớn trưởng thành . Từ xưa xã hội tôn trọng nghề thầy giáo, từ tôn trọng mà có nhiều nghĩa cử cao đẹp dành cho thầy giáo, ngày nay, Đảng, nhà nước và nhân dân ta kế thừa truyền thống cha ông tổng kết kinh nghiệm xây dựng đất nước ((phi thương bất phú, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng )) – Đất nước muốn phát triển phải quan tâm đến giáo dục – GD&ĐT là nền tảng của một nước  là tương lai của một dân tộc, chính vì vậy Đảng ta khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu . Trong sự nghiệp giáo dục thầy giáo là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, là kỹ sư tâm hồn gieo trồng những mầm lộc tài năng và nguồn năng lực cho đất nước và như thế có rất nhiều lời hay, ý đẹp có rất nhiều tình cảm gần gũi kính trọng ban tặng và dành cho nghề dạy học, cho thầy giáo chúng ta.

Trên cơ sở kế thừa ngày hiến chương nhà giáo, thắp lên một nội dung một tầm cao và một ý nghĩa mới đối với truyền thống giáo giới Việt Nam ngày 28 / 09 / 1982 HĐBT nay là Chính Phủ nước CHXHCNVN đã ban hành QĐ số 167 lấy ngày 20 – 11 hàng năm là ngày nhà giáo VN.

Ngày 20 – 11 thực sự là ngày hội, ngày tết của các thầy, các cô. Toàn XH hướng về và giành cho thầy, cô những tình cảm trân trọng quý mến và biết ơn, từ đô thị đến thôn quê, từ miền xuôi đến miền núi, vùng sâu, vùng xa trên khắp các nẻo đường ở đâu cũng rợp trời hoa giành tặng cho ngành GD, cho các thầy giáo, cô giáo, đó chính là những nghĩa cử cao đẹp của các em , của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội.

Ngày nay kế thừa những truyền thống tốt đẹp ấy, GD tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn của các thầy các cô: Cơ sở vật chất trang thiết bị khuân viên trường lớp đã được hoạch định và quy hoạch ngày càng khang trang hơn . Quy mô  trường lớp đảm bảo phù hợp với yêu cầu hiện tại. Chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh năng khiếu qua các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng nâng cao  và đặc biệt về đội ngũ nhà giáo đảm bảo đồng bộ cả về số lượng và trình độ đào tạo.

Trong năm học vừa qua đã có những điển hình trong phong trào thi đua 2 tốt và các hoạt động GD: không ngừng học tập rèn luyện, miệt mài với công tác chuyên môn đạt giải cao trong các kỳ thi GV dạy giỏi cấp cấp tỉnh : Cô Phạm Thị Hiền; Cô Lưu Thị Thoan , Thầy Lương Thế Tùng, cô Thân Thị Thu Hà, thầy Phùng Đình Thiện… Quan tâm, ân cần chăm sóc học sinh, nhiệt tình ,tận tụy với phong trào của lớp: Cô giáo Nguyễn Thị Hường, Dương Thị Dung, Lê Minh Quỳnh Hoa, cô Nguyễn Thị Hồng… Miệt mài trong công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phát triển những tài năng tương lai cho quê hương đất nước đó là cô giáo Vũ Thị Ngọc, thầy Trương Văn Niệm, Đỗ Văn Quý, Lương Thế Tùng, Cô Phạm Thị Hiền, Thầy Lương Xuân Kiên, Dương Toàn Thắng…  luôn luôn trăn trở, lăn lộn với phong trào sáng tạo tư duy trong các hoạt động, như thầy Phùng Đình Thiện, Hoàng Văn Năng, thầy Đỗ Van Quý, thầy Nguyễn Văn Tuân, thầy Hoàng Trung Hà… và còn rất nhiều rất nhiều những đóng góp thầm lặng của các thầy các cô trong sự nghiệp giáo dục.

Năm học  2009-2010 với chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; Tiếp tục triển khai cuộc vận động ” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”  cuộc vận động ” hai không ” , cuộc vận động ” Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và tự sáng tạo”. Chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và CBQL. Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao thực chất chất lượng giáo dục. Phong trào xây dựng”Trường học thân  thiện, học sinh tích cực”. Với tất cả ý nghĩa và tinh thần đó và đặc biệt hơn nữa những yêu cầu của đất nước và XH đối với sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới (thời kỳ CNH – HĐH đất nước) đòi hỏi mỗi nhà giáo chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống cao quý tốt đẹp của giáo giới VN. Tiếp tục tô thắm những truyền thống ấy bằng tất cả nhiệt huyết phẩm chất đạo đức cao quý, năng lực nghiệp vụ vững vàng và lòng tận tâm nghề nghiệp để hoàn thành trọng trách cao quý mà Đảng,  nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Một mùa xuân nữa lại sắp đến đến với sự nghiệp GD&ĐT với các thầy cô giáo, một kỷ nguyên mới, một chặng đường đầy viễn  cảnh mở ra đang chờ đón sự cống hiến của đội ngũ kỹ sư tâm hồn . “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người” câu nói bất hủ của Hồ Chủ Tịch hòa quyện với bài ca trồng người sáng lên một niềm tin, một tình yêu, một giai điệu bất diệt của mùa xuân đất nước.

Trong ngày hội hôm nay được tay bắt mặt mừng các đại biểu, được hội ngộ đầy đủ các đồng nghiệp và tự hào hơn là được gặp lại các thầy cô đã công tác ở trường trong những năm vừa qua nay trở lại nhà . Trên gương mặt của các thầy đã hằn sâu bao nhọc nhằn năm tháng, bao nỗi lo toan vất vả đời thường nhưng chỉ có ánh mắt  vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu. Trong giờ phút đầy hân hoan và tự hào này cho phép tôi thay mặt BGH nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo lão thành đã đến dự và chia vui ngày hội truyền thống cùng các thầy cô giáo. Xin kính chúc các vị đại biểu mạnh khỏe, an khang hạnh phúc , chúc các em học sinh chăm ngoan , học hành tiến bộ và đặc biệt: Chúc các thầy giáo, cô giáo luôn có sức khỏe dồi dào, một tâm thế vững vàng, một hành trang đầy đủ tiếp tục vững bước trên con đường phát triển với niềm tin và tràn đầy thắng lợi  ./.

HIỆU TRƯỞNG

TRẦN DUY PHƯƠNG

3 bình luận

  1. Tập thể lớp 12A1 Khoá IV Kính chúc tất cả thầy cô mạnh khoẻ, công tác tốt xây dựng trường ngày càng lớn mạnh hơn nữa! Dù học tập hay làm việc ở nơi đâu chúng em vẫn luôn nhớ đến thầy, cô và mái trường mến yêu! Cảm ơn thầy cô!

  2. Rất hay và ấn tương.

Gửi phản hồi cho nguyễn văn vũ Hủy trả lời